Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, khoảng chiều nay (01/8) bão sẽ đi vào khu vực phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 5-10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 03/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 10.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 12; sóng biển cao 3,0-5,5m; biển động rất mạnh.
Từ sáng nay (01/8), ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6, từ chiều và đêm nay tăng lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh.
Đài KTTV khu vực đồng bằng Bắc Bộ nhận định:
Bão số 3có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của bão nên từ chiều tối và đêm ngày 01/8 đến ngày 04/8, khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- Gió trong đất liền sẽ mạnh dần lên cấp 4 - 5, vùng ven biển cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 - 9.
- Vùng ven biển các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình từ ngày 02/8 có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - 9, giật trên cấp 9, biển động mạnh.
Lượng mưa cả đợt cho các tỉnh như sau:
- Thành phố Hà Nội, các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên: 80 - 120mm.
- Các tỉnh:Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình: 100 - 150mm.
Để Chủ động đối phó kịp thời, có hiệu quả với mọi diễn biến bất lợi của mưa bão trên địa bàn quận, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai quận Thanh Xuân yêu cầu các phòng, ban, đơn vị, thành viên Ban Chỉ huy PCTT quận, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai 11 phường thuộc quận thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Các phòng, ban thuộc quận và thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN quận
- Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa, dông trên các phương tiện thông tin đại chúng; sẵn sàng triển khai phương án đối phó khi có thiên tai xảy ra; đảm bảo an toàn về người và tài sản của Nhà nước, công dân trên địa bàn;
- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT quận thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, chủ động kiểm tra, đôn đốc các phường để chỉ đạo các công tác phòng, chống úng ngập theo quy định. Tổ chức trực 24/24h tại Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT của quận (Phòng họp tầng 2, UBND quận).
2. Phòng Văn hóa và thông tin: Phối hợp UBND các phường thường xuyên thông tin về diễn biến của bão, tình hình mưa; tăng cường thời lượng phát sóng truyền tin trên hệ thống đài truyền thanh các phường để người dân biết, chủ động phòng tránh.
3. Công ty Điện lực Thanh Xuân: Thường xuyên kiểm tra, ứng trực, kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, an toàn cho nhân dân.
4. Xí nghiệp thoát nước số 6: Tổ chức ứng trực tại các điểm thường xuyên úng ngập, sẵn sàng triển khai phương án thoát nước đô thị, đảm bảo thoát nước nhanh tại các điểm úng ngập cục bộ, không để xảy ra tình trạng giao thông bị chia cắt đặc biệt chú trọng đến các điểm ngập úng sâu trên địa bàn bàn quận (Vũ Trọng Phụng, Quan Nhân, Nguyễn Văn Trỗi, cổng UBND phường Thanh Xuân Bắc, Phố Cự Lộc…).
5. Công ty Công viên cây xanh số 4, Hợp tác xã Thành Công: Tổ chức kịp thời giải tỏa cây đổ khi có mưa dông, không để ảnh hưởng đến giao thông và sinh hoạt của người dân.
6. Ban Chỉ huy Quân sự quận, Công an quận, Đội Thanh tra Giao thông vận tải quận: Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu, đảm bảo trật tự trị an, cắm biển báo, phân luồng giao thông, hướng dẫn giao thông, chú ý các điểm úng ngập sâu.
7. Các phòng, ban, đơn vị thuộc quận: triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2019 của Ban chỉ huy PCTT quận.
8. Ban Chỉ huy PCTT 11 phường
- Theo dõi chặt chẽ bão số 3, cảnh báo kịp thời tới nhân dân để chủ động phòng tránh, rà soát các hộ dân, công trình có nguy cơ đổ, sập; các điểm ngập úng; các cây xanh có thể bị đổ trên địa bàn;
- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực cần thiết cho công tác phòng, chống mưa, bão, úng ngập; tổ chức trực 24h/24h;
- Đề nghị Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai các phường khẩn trương thực hiện kế hoạch và phương án cụ thể để chủ động đối phó kịp thời với mọi diễn biến của mưa bão, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng tài sản của Nhà nước và Nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa, bão gây ra; thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo kịp thời, chính xác về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai quận Thanh Xuân; thời gian báo cáo: 16h00 hàng ngày và 7h00 sáng ngày hôm sau (Nếu có
UBND quận Thanh Xuân yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT quận, các phòng, ban, đơn vị, Ban Chỉ huy PCTT 11 phường nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ và kịp thời nắm bắt tình hình, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo Chủ tịch quận, Ban chỉ huy PCTT quận (qua phòng Kinh tế - cơ quan thường trực PCTT. Điện thoại thường trực PCTT: 024 22195888; Đ/c Lê Công Bao - Trưởng phòng Kinh tế: 0903232083; Đ/c Phạm Thị Lan Phương PTP: 0989588110; Đ/c Trang - cán bộ phòng Kinh tế: 0903209922.
Email: phongkinhte_thanhxuan@hanoi.gov.vn)
Phòng Văn hóa và Thông tin quận
Đài khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ