Để hoạt động tạo hình có hiệu quả cao, ngoaì việc phải chuẩn bị về nguyên vật liệu tạo hình và chuẩn bị vốn kinh nghiệm tạo hình cho trẻ thì giáo viền cần chú trọng phương pháp hướng dẫn lấy “trẻ làm trung tâm” .
Trong hoạt động tạo hình cô giáo cần để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn: trẻ muốn làm gì, làm thế nào để đạt được và sản phẩm đó sẽ như thể nào?
. Cô giáo nên tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm. Đôi khi các câu hỏi không rõ mục đích của cô giáo sẽ làm trẻ phân tán suy nghĩ và không thể hịên được ý tưởng cũng như sự sáng tạo của trẻ.
Đặc biệt, cô giáo không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, cô giáo làm mẫu càng ít và càng ít sử dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách thể hiện. Thực tế cho thấy các sản phẩm mẫu sẽ làm tê liệt các cảm xúc đã có trước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt động cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt chước. Nếu có trường hợp yêu cầu làm mẫu, phải gợi ý chứ đừng nên làm ngay, cần tạo tình huống để trẻ làm giúp: Bắt đầu xé từ đâu, xé hình gì, xé như thế nào,...Khi trẻ làm cô nên cất mẫu đi đế trẻ được sáng tạo theo suy nghĩ và cảm xúc của riêng trẻ. Trong khi làm mẫu, cô luôn coi trọng quan điểm của trẻ, mẫu của cô chỉ gợi ý cho các ý tưởng của trẻ.
Mục đích chính của việc cho trẻ làm quen với hoạt động mỹ thuật tạo hình nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khả năng ghi nhớ, nhận biết môi trường, hình khối và màu sắc trong tự nhiên. Không những thế, qua những bài tập, tác phẩm, trẻ còn có cơ hội được khám phá thế giới, học hỏi về những kiến thức căn bản, trả lời cho vô số câu hỏi của trẻ ở lứa tuổi này. Một số tính cách của trẻ như sự kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi cũng dần được hình thành, duy trì hay phát triển.
Với phương pháp dạy học “ lấy trẻ làm trung tâm” trẻ đã biết nêu lên ý tưởng cho các sản phẩm của mình và có những kĩ năng cần thiết trong hoạt động tạo hình.
Sau đây là một số hình ảnh trong giờ hoạt động " Đan len" của lớp Mẫu giáo lớn số 1, Trường MN Ánh Dương do cô giáo Hương Giang tổ chức: